Cấu tạo của hộp mực máy in như thế nào? Cách sửa hộp mực máy in bị các lỗi thường gặp

Cấu tạo của hộp mực máy in như thế nào? Cách sửa hộp mực máy in bị các lỗi thường gặp
Sửa hộp mực máy in sẽ khắc phục các vấn đề như mực in không đều, bản in mờ hoặc xuất hiện vệt đen trên giấy. Sửa hộp mực tại nhà giúp tiết kiệm chi phí thay mới, kéo dài tuổi thọ của máy in và đảm bảo hiệu suất in ấn tốt nhất. Trong bài này Mac247 sẽ liệt kê một số lỗi thường gặp và cách khắc phục!

Sau một thời gian dài hoạt động, máy in sẽ bắt đầu biểu tình với những lỗi quen thuộc như vệt đen kéo dài trên giấy, chữ in mờ nhạt hoặc thậm chí là bóng chữ không đều. Đây chính là tín hiệu cho thấy hộp mực máy in của bạn cần được "khám" và sửa chữa ngay. Đừng lo lắng, sửa hộp mực máy in không quá phức tạp, chỉ cần thay thế vài linh kiện hoặc vệ sinh kỹ càng là máy in lại hoạt động như mới. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mac247 để tìm hiểu chi tiết về các giải pháp sửa chữa và thay thế hộp mực máy in!

Cấu tạo của hộp mực máy in

Muốn sửa hộp mực máy in thì cần phải nắm được cấu tạo cơ bản của hộp mực. Hộp mực máy in là một hệ thống phức tạp với nhiều thành phần hoạt động cùng nhau để đảm bảo chất lượng in ấn. Trung tâm của hộp mực là trống (drum), tiếp đến là gạt mực (clean blade), gạt từ (developer), trục từ (charge roller) và trục cao su.

Trống (drum)

Trống trong hộp mực máy in đóng vai trò vô cùng quan trọng, bao gồm hai phần chính: lõi trống và bề mặt trống. Chất lượng của trống ảnh hưởng trực tiếp đến độ sắc nét của bản in, quyết định xem bản in có đẹp hay không, có rõ ràng hay mờ nhạt.

Trống (drum)

Lõi trống thường được làm từ nhôm, có dạng hình trụ và rỗng bên trong để giảm trọng lượng và tăng độ bền. Bề mặt trống được phủ một lớp quang dẫn, có những đặc tính nổi bật như:

  • Khả năng nhiễm điện: Bề mặt trống có khả năng nhiễm điện âm và lưu giữ điện tích trong bóng tối.
  • Khả năng cảm quang: Lớp quang dẫn này rất nhạy cảm với ánh sáng; khi ánh sáng chiếu vào, điện tích trên bề mặt sẽ bị giảm đi. Do đó cần bảo quản trống trong bóng tối, thường được khuyến nghị sử dụng túi bọc để ngăn ánh sáng xâm nhập và bảo vệ chất lượng của trống.

Gạt mực (clean blade)

Gạt mực còn được gọi là gạt lớn, là một thành phần thiết yếu trong hộp mực máy in, có chức năng gạt bỏ mực thừa từ trống in và khay chứa mực thải. Với nhiệm vụ này, gạt mực đảm bảo rằng chỉ có lượng mực cần thiết được chuyển giao lên giấy giúp cho bản in đạt được chất lượng tốt nhất.

Gạt mực (clean blade)

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, gạt mực có thể bị hao mòn và giảm hiệu quả hoạt động. Khi điều này xảy ra, bạn có thể nhận thấy các vết kẻ sọc dài xuất hiện trên bản in, kéo dài từ đầu đến cuối trang. Những dấu hiệu này cho thấy đã đến lúc cần phải kiểm tra và thay thế gạt mực để duy trì chất lượng in ấn.

Gạt từ (developer)

Gạt từ là một thành phần quan trọng trong hộp mực máy in, có chức năng hút mực lên và cán đều mực vào trống thông qua nguyên lý từ tính. Chất lượng của gạt từ không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất in mà còn quyết định độ đậm nhạt của nét mực in trên bản in.

Gạt từ (developer)

Một gạt từ tốt sẽ tạo ra những nét mực thanh mảnh và sắc nét. Ngược lại, nếu gạt từ bị hỏng hoặc đã cũ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những vấn đề như mực in rất đậm, bị lem ra cả trang giấy hoặc xuất hiện các vệt mực đen lớn như đầu đũa.

Trục từ (charge roller)

Trục từ là một bộ phận thiết yếu và bền bỉ trong hộp mực máy in, chịu trách nhiệm hút mực từ ngăn chứa vào trống mực. Được làm từ lõi sắt non, trục từ có tính chất từ, hoạt động như một nam châm kéo mực lên và phân phối đều lên bề mặt trống.

Trục từ (charge roller)

Điều đặc biệt ở trục từ là khả năng chống chịu với các trầy xước mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của nó. Mặc dù có thể gặp phải một số tổn thương bề mặt, trục từ vẫn giữ được khả năng hút mực hiệu quả. Nhờ vào vai trò quan trọng này, trục từ giúp đảm bảo mực được vận chuyển đồng đều và chính xác.

Trục cao su

Trục cao su đóng vai trò làm khung giá đỡ và hỗ trợ cuốn dây đưa mực lên trống in. Trục có hình dạng hình trụ dài với lớp cao su bên ngoài bọc lấy lõi inox.

Được xem là bộ phận đơn giản nhất trong hộp mực, trục cao su rất ít khi gặp vấn đề hư hỏng. Tuy nhiên, khi linh kiện này gặp sự cố, bạn có thể thấy xuất hiện những mảng đen lớn với nhiều kích cỡ trên trang in. Dấu hiệu này cho thấy đã đến lúc cần kiểm tra, sửa hộp mực máy in và có thể thay thế trục cao su.

Trục cao su

Ngoài trục cao su, hộp mực máy in còn bao gồm nhiều bộ phận phụ trợ khác như lò xo dưới đế trục cao su, hai miếng nắp nhựa mỏng ở đầu trục từ và một số hộp mực còn được trang bị thêm lò xo giữ hộp mực.

Hướng dẫn khắc phục lỗi hộp mực máy in

Lắp lại hộp mực

Khi hộp mực không được lắp đặt đúng vị trí, tiếp xúc giữa hộp mực và máy in sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng máy không nhận hộp mực. Trong trường hợp này, giải pháp đơn giản là bạn chỉ cần tháo hộp mực ra và lắp lại cho chuẩn xác, đảm bảo mọi khớp nối được kết nối đúng và chắc chắn, sau đó khởi động lại máy in.

Lắp lại hộp mực

Thay hộp mực khác

Nếu gặp lỗi hộp mực không tương thích với các bộ phận của máy in hoặc trước đó bạn sử dụng một hộp mực kém chất lượng thì đây có thể là nguyên nhân chính khiến máy không hoạt động. Để sửa hộp mực máy in, bạn nên lựa chọn một hộp mực khác tương thích hoàn hảo với máy in của bạn và có chất lượng tốt nhất có thể. Sử dụng hộp mực chính hãng hoặc từ các nhà sản xuất uy tín sẽ giúp bạn tránh những rắc rối không cần thiết.

Vệ sinh máy in

Máy in sau một thời gian dài sử dụng mà không được vệ sinh đúng cách sẽ dễ bị bám dính cặn bẩn. Dẫn đến máy không thể tiếp nhận mực và kết quả là báo lỗi không nhận hộp mực. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tháo vỏ máy in ra và vệ sinh thật sạch sẽ, chú ý đến từng ngóc ngách, loại bỏ mọi bụi bẩn và cặn bã, đặc biệt là ở những khu vực tiếp giáp giữa máy và hộp mực. Ngoài ra, để không ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu, bạn nên thiết lập thói quen vệ sinh máy thường xuyên.

Vệ sinh máy in

Sửa sensor của máy in

Nếu bạn đã kiểm tra tất cả các nguyên nhân trên mà vẫn không phát hiện vấn đề nào thì có thể cảm biến costheer sensor của máy in đang gặp trục trặc. Để xác định tình trạng của cảm biến, hãy kiểm tra vị trí của nó, nằm bên trái khi bạn đứng đối diện máy in. Nếu bạn nhìn từ phía sau, cảm biến này sẽ nằm ở bên phải.

Hãy xem xét cẩn thận xem có bị gãy hay hư hỏng gì không. Nếu phát hiện cảm biến bị gãy, việc cần làm là thay mới để khôi phục khả năng hoạt động của máy in. Bạn nên lựa chọn cảm biến tương thích với máy để tránh xảy ra sự cố tương tự trong tương lai.

Sửa sensor của máy in

Lời kết

Sửa hộp mực máy in là một kỹ năng cần thiết cho những ai thường xuyên sử dụng máy in giúp bạn tiết kiệm chi phí và duy trì hiệu suất in ấn. Bằng cách hiểu rõ cấu tạo và các nguyên nhân phổ biến dẫn đến lỗi của hộp mực, bạn có thể dễ dàng xác định và khắc phục vấn đề. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc sửa chữa hoặc không tự tin thực hiện, hãy tìm đến các dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để đảm bảo hộp mực của bạn hoạt động tốt nhất.

Mọi chi tiết tham khảo tại: mac247.vn

Địa chỉ: 73 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0924.303.303

Đang xem: Cấu tạo của hộp mực máy in như thế nào? Cách sửa hộp mực máy in bị các lỗi thường gặp